Cuộc phỏng vấn Tổng thống Cộng Hòa Slovenia
Một người giàu tâm linh cố gắng
tìm cách nâng cao tâm thức nhân loại

 
Trích từ Truyền hình Vô Thượng Sư, kỳ phát hình 187 và 188 (nguyên văn tiếng Anh)




PVV:  Xin chào mừng quý vị đến với Truyền hình Vô Thượng Sư. Hôm nay chúng tôi đang ở Slovenia, một quốc gia rất xinh đẹp và thanh bình ngay tại trung tâm Âu Châu. Slovenia được nổi danh với phong cảnh hữu tình và rừng cây hùng vĩ. Slovenia cũng có một vị tổng thống rất khai ngộ, Janez Drnovsek. Tiến sĩ Drnovsek là một người trường chay và vô địch về bảo vệ quyền lợi và phúc lợi của thú vật. Hôm nay tôi được đặc ân tiếp chuyện với Tổng thống về triết lý tâm linh của ông trong đời sống, cuộc sống trường chay của ông và công việc của ông cho nhân loại nói chung.

Vào năm 2006, ông đã sáng lập một phong trào phi chính trị nhằm nâng cao tâm thức nhân loại gọi là Phong trào Công lý và Phát triển. Ông có thể cho biết thêm đôi chút về quan điểm và nguyện vọng của ông cho phong trào tuyệt vời này?


JD:   Vâng. Mục tiêu chính của tôi là nâng cao tâm thức con người, không những ở Slovenia, mà khắp nơi trên thế giới. Tôi nghĩ chúng ta cần một khối đông người có ý thức để thay đổi tình trạng hiện tại của thế giới. Có quá nhiều đau khổ trên thế giới, và chúng ta hủy diệt tinh cầu, từng ngày một. Rất cần thiết nâng cao tâm thức của con người để họ trở nên ý thức về điều này. Chỉ khi nào đa số người trên thế giới đủ ý thức, lúc đó tôi nghĩ đường lối chính trị sẽ chuyển động, sự việc sẽ bắt đầu thay đổi. Nhìn vào đường lối chính trị hiện tại, tôi không kỳ vọng sự thay đổi sẽ được khởi xướng từ các chính trị gia, từ bên trên. Áp lực và sự thay đổi phải đến từ nền tảng, từ tâm thức của người dân. Rồi cách làm việc của các chính trị gia, các nhà lãnh đạo thương nghiệp sẽ bắt đầu thay đổi, và chúng ta có thể tạo một thế giới tốt đẹp hơn.



Trở thành vẹn toàn và nối tiếp trở lại với tâm thức vũ trụ


PVV:   Ông cũng có viết là, tôi xin trích: "Chúng ta không vẹn toàn vì chúng ta không từ bi, không thương yêu sinh vật, và mất đi sự nối tiếp với tâm thức vũ trụ". Ông cảm thấy thế nào khi chúng ta có thể được thành vẹn toàn và được nối tiếp trở lại?


JD:  Khi chúng ta vượt qua sự ích kỷ của mình, thì chúng ta trở nên vẹn toàn. Khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ tốt và làm tốt; khi chúng ta cảm nhận được người khác, các chúng sinh khác, và thiên nhiên, thì lúc đó chúng ta vẹn toàn. Bằng không, chúng ta không thật sự sống, đúng theo ý nghĩa sống. Sự ích kỷ là điểm chính, điểm then chốt cho một người, cho một cá nhân để vượt qua – sự ích kỷ của chính mình. Nhưng đó cũng là một điểm then chốt cho toàn thể nhân loại. Ngày nay, chúng ta có quá nhiều sự ích kỷ, tham lam, tranh giành quyền lực và danh vọng từ những thứ vật chất; nhưng chúng ta có thể thấy rằng thế giới là sai trái, tình trạng ngày càng tệ hại hơn. Chúng ta không cải thiện điều kiện sống của những người dân trong những nước kém phát triển. Vẫn còn nhiều người chết vì đói, chúng ta không thay đổi được sự suy sụt của khí hậu, sự tiếp tục thay đổi của tinh cầu. Chúng ta cần một hình thức lãnh đạo cho nhân loại. Nhiều khi tôi nói chính trị trên lý tưởng là chủ trương cho lợi ích của toàn thể nhân loại, nhưng nó lại luôn luôn đều là cho quyền lợi của một vài nhóm người hoặc vài quốc gia với những quan tâm về kinh tế. Chúng ta có thể nói về những quyền lợi chính trị, nhưng ai bảo vệ cho toàn thể nhân loại? Ai bảo vệ cho địa cầu? Không ai cả! Bởi thế tôi nghĩ chúng ta phải tự tổ chức lại mình, là những công dân trên thế giới. Bằng không, tất cả những cơ chế này sẽ đưa chúng ta đến sự diệt vong. Chúng ta có thể nhìn thấy trước rằng trong một thời gian không xa, khí hậu sẽ bị hủy hoại rất nhiều đến mức không thể sửa chữa được, và chúng ta sẽ đi quá điểm không thể quay lại được. Sẽ không là sự kết thúc của nhân loại ở điểm đó, nhưng sự thống khổ bắt đầu với ngày càng nhiều khí hậu khắc nghiệt, càng nhiều thiên tai, và càng nhiều điều kiện cực đoan hơn cho con người sống khắp nơi trên địa cầu. Hãy tưởng tượng những người sống trong 30, 40 năm sắp tới, họ sẽ nghĩ gì về thế hệ vốn có thể chấm dứt các diễn biến này, nhưng đã không làm. Họ sẽ nghĩ gì về chúng ta nếu chúng ta không hành động, không ra tay, không thay đổi đường lối sinh hoạt, chính trị, doanh nghiệp lớn, đôi khi giới truyền thông nữa v.v...; chúng ta để cho điều này xảy ra, chỉ vì lợi ích, lợi lộc, tham lam, của lòng ích kỷ, của sự tranh chấp muôn đời giữa vài nhóm người hoặc cá nhân hoặc quốc gia.
PVV:  Bàn về khí hậu, một số vị thầy tâm linh nói sự ô nhiễm này chính yếu là tại tư tưởng của chúng ta, không chỉ tại sự phát triển kỹ thuật và kỹ thuật chúng ta dùng. Ông nghĩ sao về điều đó?


JD:  Tôi nói đó là tại tâm thức của chúng ta, vì tâm thức của chúng ta không đủ mạnh cho sự phát triển kỹ thuật. Kỹ thuật của địa cầu đã phát triển rất xa, nhưng tâm thức của chúng ta nói chung vẫn còn thấp kém và không đủ cao để chắc chắn rằng với kỹ thuật này, với sự phát triển này, chúng ta sẽ không hủy hoại nhân loại. Cho nên, đúng là chúng ta cần suy nghĩ sáng suốt hơn, cần tâm thức cao đẳng hơn để chắc chắn rằng sự phát triển của chính mình sẽ không hủy hoại chính mình. Trong những thời đại trước trong lịch sử nhân loại của chúng ta, loài người chưa bao giờ ở trong một tình trạng mà họ có thể hủy hoại cả tinh cầu hoặc cả nhân loại. Bây giờ là lần đầu tiên, chúng ta có thể có tình trạng này xảy ra. Có những tình huống khác nhau mà chúng ta có thể tự hủy hoại mình: với chiến tranh, với những trận khủng bố lớn hoặc đơn giản với sự thay đổi khí hậu, bằng cách không làm gì để ngăn chặn chúng. Cho nên chúng ta cần một loại tâm thức khác; chúng ta cần thiên về tâm linh hơn.
PVV:  Ông có nghĩ là trong trường hợp này, giống như ngày nay chúng ta có những nhà chính trị gia làm người lãnh đạo xã hội, thì cũng cần thiết có những nhà lãnh đạo tâm linh, hoặc giả tốt hơn nữa là phối hợp cả hai trong một người?


JD:  Sẽ tốt hơn chắc chắn, nếu các chính trị gia có đủ trình độ tâm linh hoặc có sự nhận thức đủ cao. Nhưng rất khó vì khuôn mẫu chính trị nằm trong đường hướng rất khó để hành động theo một lối khác. Nếu một cá nhân bắt đầu, họ sẽ gặp nhiều vấn đề và không dễ cho họ thay đổi sự việc. Cho nên vì lẽ đó tôi nghĩ chúng ta cần nhiều sự ủng hộ rộng rãi hơn từ nhiều và nhiều người hơn khắp nơi trên thế giới. Là một điều rất lạc quan nếu các nhà lãnh đạo tâm linh, cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo, cùng nỗ lực để cải tiến tình trạng của thế giới. Chúng ta cần mọi người tham gia vào các nỗ lực này – tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, tất cả các nhà lãnh đạo tâm linh – để nâng cao tâm thức của nhân loại, lúc bấy giờ các chính trị gia sẽ phải đáp ứng người dân.



Giáo dục nên đóng góp cho sự phát triển ý thức tâm linh
và một loại tâm thức cao đẳng hơn.


PVV:  Chúng ta đều biết rằng con cháu mình sẽ là những người phải đương đầu với sự sống còn trên hành tinh này. Ông có lời khuyên nào để chúng ta có thể giáo dục hoặc chuẩn bị cho chúng để làm công việc đó?


JD:  Giáo dục rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng giáo dục nên đóng góp cho sự hình thành tâm thức của trẻ em. Ðiều này quan trọng cho chúng hơn là có một sự tích lũy đủ loại kiến thức. Chúng phải phát triển sự nhận thức trong chính mình, một ý thức hoặc cảm giác rằng chúng ta là những con người sống tương trợ vào nhau, phải săn sóc lẫn nhau, rằng chúng ta không thể sống còn nếu không có sự liên hệ này hay sự đoàn kết với những người khác, với những chúng sinh khác, loài vật, thiên nhiên v.v.... Và dĩ nhiên chúng phải được dạy cách vượt qua lòng ích kỷ, không chỉ dạy là làm việc cho riêng mình, như là cách nào để thành công, làm sao để có một ngành nghề, làm sao để kiếm càng nhiều tiền càng tốt. Ðó là những khuôn mẫu lỗi thời, những điều không thể bảo đảm sự sinh tồn của nhân loại. Những phương pháp mới nên được dạy. Nhưng điều này không dễ, vì bấy giờ chúng ta cần thầy cô và cha mẹ với một trình độ tâm thức cao hơn, và chúng ta cũng không có nhiều thời giờ để giao các công việc này cho con em. Chúng ta phải giáo dục chúng một cách đúng đắn, nhưng đồng thời chúng ta phải làm công việc của mình; chúng ta phải trước hết nâng cao tâm thức của con người, rồi hành động theo một cách mà sẽ chấm dứt sự hủy hoại của khí hậu, của tinh cầu, và cũng bảo đảm các đạo luật thích đáng hơn để chấm dứt những chiến tranh và xung đột cứ tiếp diễn hoài hoài, bởi vì sự tham lam, tham vọng muốn ưu thế hơn người khác v.v...


PVV:  Có thể đây là lần đầu tiên trong lịch sử mọi kiến thức này, mọi trí huệ về đời sống này sẵn có cho mọi người. Chúng ta có mạng lưới điện toán, và có rất nhiều Minh sư, nhiều vị thầy, giảng sư, v.v... Tuy nhiên vẫn còn nhiều quá nhiều người khốn khổ. Vấn đề là từ đâu mà tại sao điều này không thực hiện được?


JD:  Ðúng thật là ngày nay chúng ta có tình trạng này. Một mặt chúng ta có khả năng sử dụng đủ mọi kiến thức và kinh nghiệm của loài người, và sử dụng mạng lưới điện toán và truyền thông để quảng bá những kỹ thuật mới mẻ. Mặt khác, những công cụ này cũng có thể sử dụng để quảng bá những tâm thức khác như là về vật chất và sự ích kỷ, chỉ để cung cấp cho mọi người một đời sống thoải mái – nhất là nếu nói về những người trong thế giới tân tiến – không nghĩ gì về những vấn đề trên thế giới hay về người khác, chỉ tập trung riêng mình qua truyền hình khi không đi làm hoặc đi mua sắm gì đó. Cho nên luồng tâm thức là đến từ cách sống mình phát triển.

Thành ra chúng ta phải tìm cách dùng những kỹ thuật hiện đại này, nhất là mạng lưới điện toán và những phương tiện khác như truyền thông, để truyền bá một tâm thức cao hơn, quảng bá ý thức tâm linh, và đánh thức con người. Nhưng thật sự thì thường rất khó để thức tỉnh một người quá thoải mái trong cuộc sống của họ và chỉ nghĩ về bản thân mình, không nghĩ về người khác, về tương lai của thế giới.

Bởi vậy rất có thể một cú sốc sẽ cần thiết. Tôi nghĩ chúng ta có những cú sốc này, chúng ta giờ đây đã có càng ngày càng nhiều tai ương, và có lẽ sẽ càng có nhiều tai ương nghiêm trọng hơn, và sẽ càng ngày càng khó để bỏ qua và quên đi. Thí dụ như, trận thiên tai xảy ra ở New Orleans, mà mọi người rất nhanh chóng cố quên đi – những tình trạng, trách nhiệm của chúng ta vì không làm gì trước đó, và phản ứng không giỏi trong lúc khủng hoảng. Ngay cả giới truyền thông cũng rút lui, mọi người chỉ có khuynh hướng quên đi, thay vì thật sự suy nghĩ về điều này. Nhưng đây có thể chỉ là bắt đầu. Một thiên tai khác có lẽ còn lớn hơn có thể theo sau. Ðiều gì đó phải được thay đổi trong xã hội, trong quốc gia của chúng ta. Không may, cú sốc này không đủ. Nhưng tôi tin chắc rằng những cú sốc lớn hơn đang tới; và có lẽ sẽ giúp thức tỉnh tâm thức của nhân loại, cùng với những nỗ lực của chúng ta, để tất cả chúng ta sẽ ý thức được về tình trạng của thế giới, đó là tương lai đang bị nguy cơ.



Những đường lối cần phải được thay đổi
để nâng cao tâm thức


PVV:  Ông có đề cập rằng một số đường lối cần phải được thay đổi để nâng cao tâm thức. Ông có nghĩ rằng một bước tiến mạnh mẽ sẽ là khi có nhiều người ăn chay hơn? Ðiều đó sẽ có tác dụng không?


JD:  Ðây là một câu hỏi quan trọng. Tôi nghĩ ngày nay chúng ta có thể sản xuất đủ thực phẩm chay để nuôi mọi người trên thế giới. Chúng ta không cần giết hại loài vật. Một lần nữa, đó chỉ là tâm thức thấp của con người, cứ tiếp tục sở thích này mà không suy nghĩ. Chúng ta có thể nói với người nào đó trong nhà hàng: "Nếu quý vị gọi một miếng bò bít-tết, người ta sẽ phải giết một con bò cho quý vị, và rồi họ phải cắt một phần thịt ra từ con bò, con bò sẽ đau đớn. Ðây là điều họ phải làm khi quý vị nghĩ mình chỉ muốn một miếng thịt bò bít-tết. Nhưng không cần thiết là quý vị phải ăn món này. Quý vị có đủ loại thực phẩm chay ngon lành". Nhiều người chỉ ăn một cách tự động. Người ta nghĩ mọi người đều làm vậy và họ cứ tiếp tục mà không suy nghĩ. Cho nên chúng ta phải nâng cao tâm thức ở đây nữa.


PVV:  Họ bắt đầu nhìn loài vật như những chúng sinh khác.


JD:  Thật vậy, loài vật là chúng sinh đang đau khổ mà có thể được vui vẻ cũng như chúng ta vậy. Chúng có tâm thức, vì chúng ý thức được điều gì đang xảy ra. Loài vật ý thức được khi chúng ta sắp giết chúng. Chúng đau khổ, sợ hãi, cảm nhận; và rồi người ta ăn tất cả những thứ này. Chắc chắn là trong một tương lai hài hòa hơn, nhân loại phải đối xử với loài vật một cách khác, tốt đẹp hơn ngày nay nhiều, và sống cũng hòa hợp với thiên nhiên hơn.


PVV:  Ông có nghĩ rằng từ trường khẳng định rất quan trọng để người ta hiểu biết hơn, cũng như điều này giúp họ thế nào?


JD:  Từ trường khẳng định là cốt yếu. Chúng ta cần nó rất nhiều vì có rất nhiều năng lực phủ định hơn trong thế giới này. Chúng ta tạo ra năng lực phủ định với những cảm xúc, tư tưởng và việc làm phủ định của mình. Tất cả những tranh đấu cho sự sống còn, cho những thứ vật chất, cho quyền lực, tạo nên rất nhiều năng lực phủ định. Mặt khác, không có đủ năng lực khẳng định để quân bình năng lực phủ định này. Vì thế chúng ta phải tạo thêm. Tôi nghĩ là chúng ta bắt đầu tạo ra năng lực khẳng định khi chúng ta vượt qua sự ích kỷ của mình, khi thấy có những người khác, khi chúng ta ý thức về người khác, khi chúng ta có lòng từ bi, khi chúng ta cảm nhận nỗi đau khổ của người khác. Vào lúc đó, chúng ta bắt đầu tạo ra năng lực khẳng định trong tư tưởng khẳng định, sự cảm nhận khẳng định và bằng cách làm những chuyện khẳng định, như giúp đỡ người khác và loài vật. Cho nên chúng ta cần rất nhiều.

Nâng cao tâm thức có nghĩa là tạo thêm nhiều năng lực khẳng định cho mọi người ở khắp mọi nơi, có nghĩa làm điều tốt nhiều hơn, để tạo ra những hiệu quả đó. Và ngành truyền thông và những chương trình như vầy cũng rất quan trọng. Chúng ta có những câu chuyện khiến mọi người ý thức, nhưng thông thường chúng ta không dùng chúng đủ. Cho nên chúng ta phải quảng bá nhiều năng lực khẳng định hơn nữa khắp nơi trên thế giới. Tôi nghĩ trên căn bản tất cả tôn giáo đều muốn giúp con người tốt hơn, làm việc thiện, phát triển đức tính thành thật, và cũng thông cảm và giúp đỡ người khác. Cho nên hãy tập trung vào công việc này và cố gắng thu thập đủ lọai khái niệm khác nhau, để nâng cao tâm thức của nhân loại.


PVV:  Có sự khác biệt nào giữa tâm linh và tôn giáo không?


JD:  Tôn giáo là một trong những cách để phát triển tâm linh. Tôn giáo không phải là điều duy nhất, nhưng là một điều quan trọng.


PVV:  Ở Slovenia họ đang chuẩn bị một đạo luật về tôn giáo và những nhà lãnh đạo tôn giáo. Ông có nghĩ là chúng ta phải khiến người ta ý thức hơn nữa hoặc hay trở nên có trách nhiệm hơn cho đời sống của mình không?


JD:  Luật pháp sẽ không đạt được điều này. Ðiều quan trọng, nếu chúng ta nói về tôn giáo, là mọi tôn giáo đều tốt nếu thành tâm, nếu sâu sắc. Mọi sự cầu nguyện đều tốt, vì mỗi lời cầu nguyện tạo năng lực khẳng định. Con người, qua tôn giáo, qua cầu nguyện, cố gắng đến gần hơn với tâm thức vũ trụ cao đẳng hơn. Cho nên rất quan trọng là tôn giáo thật sự thành tâm và sâu sắc, thì mới có thể giúp ích. Tôn giáo có thể giúp người có đạo tâm bằng cách này và cũng có thể giúp những người khác. Cho nên đây là điều quan trọng nhất, nhưng điều này chúng ta không thể đạt được qua luật pháp, tôi nghĩ vậy.


PVV:  Ông có ủng hộ vai trò của phương pháp chữa bệnh bổ sung không?


JD:  Cách chữa bệnh bổ sung rất quan trọng. Tôi nghĩ là một trong những vấn đề trong xã hội ngày nay là lệ thuộc quá nhiều về cái gọi là y khoa chính thức, thường là dựa vào việc buôn bán dược phẩm. Người ta tiêu thụ quá nhiều những sản phẩm này, đều là chất hóa học. Người ta lệ thuộc vào y sĩ, không cảm thấy trách nhiệm căn bản cho sức khỏe của mình và cho cuộc đời của mình, họ không biết. Cho nên rất thường xuyên, một cách máy móc, không suy nghĩ hoặc làm những chuyện không tốt, họ bỗng dưng chấn động và cố gắng tìm một người nào đó để giúp họ. Rồi họ sẽ trao mạng sống của mình vào bàn tay của người nào đó có thể giúp được, có thể không. Cho nên tôi nghĩ rất quan trọng là chúng ta cảm thấy có trách nhiệm cho sức khỏe của mình, sống một cách ý thức trong một lối lành mạnh, phát triển chính mình. Ðiều này rất quan trọng; đó là cảm giác bên trong, tiếng gọi bên trong, trực giác, có thể giúp một người trong nhiều tình huống, làm hết sức mình và sống một cách hay để tránh bệnh tật.

Chúng ta phải sống gần với thiên nhiên nhiều hơn. Ðời sống của chúng ta trở nên quá giả tạo. Chúng ta đã mất liên lạc với thiên nhiên, cho nên phải tìm nó bất cứ khi nào có thể được. Nếu chúng ta đối phó với bệnh tật, thì hãy đi đến các công viên càng nhiều càng tốt, hay đi vào thiên nhiên. Thiên nhiên bằng một cách nào đó có thể giúp chúng ta vượt qua tất cả những sự phủ định mình thâu thập trong đời sống bận rộn, vốn không lành mạnh lắm, và có thể tạo rất nhiều bệnh tật của sự văn minh ngày nay, như bệnh ung thư hay liệt kháng (AIDS). Tôi nghĩ phương thuốc cho bất cứ bệnh tật nào đều có thể tìm được trong thiên nhiên, không phải trong hóa chất, trong những sản phẩm hóa học hay dược phẩm. Nhưng để làm điều này chúng ta phải phát triển lối sống mới, và tiếp xúc với thiên nhiên.



Cảm nghĩ về đời sống và ý thức


PVV:  Hay biết mấy nếu trong trường học trẻ em có cơ hội nghe những điều như thế. Thay vì vậy, chúng ta lại có nhiều môn học về đủ thứ ngoại trừ về đời sống, tình thương, cách đầu óc chúng ta làm việc. Ðó là điều quan trọng cho đời sống chúng ta, là cách để sống.


JD:  Ðúng vậy. Rất khó cho nhiều người sống và học hỏi trong cuộc sống. Bởi thế nên tôi quyết định viết sách, và viết quyển "Cảm nghĩ về đời sống và tâm thức". Tôi cố gắng chuyển đạt kinh nghiệm và kiến thức của chính mình về đời sống và tâm thức đến người khác. Nhiều người đã phản ứng, nói rằng nó rõ ràng giúp họ thay đổi đời sống, thay đổi đường hướng và tìm thấy những phương cách mà họ chưa từng tìm thấy trước đây. Nên tôi nghĩ là mọi người phải làm những gì mình có thể, đồng thời cũng giúp người khác học cách sống.


Quyển sách "Cảm nghĩ về đời sống và tâm thức" do Tiến sĩ Janez Drnovsek, tổng thống Cộng Hòa Slovenia.


PVV:  Xin cám ơn Tổng thống rất nhiều đã chia sẻ thời gian này với chúng tôi, cùng trí huệ, ý tưởng đầy cảm hứng của ông. Xin Thượng Ðế gia trì cho công việc làm rất quan trọng của ông và chúc ông sức khỏe an khang. Và cũng xin cám ơn ông, nhân danh tất cả những người Slovenia ủng hộ ông. Tôi nghĩ rất quan trọng và hay trong lúc này có được một vị tổng thống là người giàu tâm linh như vậy và đồng hành trên con đường phát triển tâm thức này.