Quý vị có biết câu chuyện nổi tiếng về bà Marie Antoinette không? Bà sinh trưởng trong một gia đình giàu có. Khi người ta cho bà biết dân Pháp đang đói lắm, không có bánh mì ăn, có nghĩa là họ rất đói, bà nói: "Không bánh mì thì cho họ ăn bánh ngọt!" (Mọi người cười) Nếu không có bánh mì thì làm sao có bánh ngọt? Nhưng bà không biết hoàn cảnh đó, không biết rằng bánh mì là tất cả đối với những người dân bình thường. Bánh mì tức là bữa ăn, nghĩa là máu. Người Tàu cũng nói: "Ồ, chúng ta hết cơm rồi". Có nghĩa là chúng ta đang đói, không có đồ ăn. Cơm chỉ là một cách nói tượng trưng cho thực phẩm, giống như bánh mì đối với người Mỹ hay người Âu vậy thôi.
Nhưng một bà hoàng như Marie Antoinette có lẽ chưa bao giờ chịu đói và lạnh. Có lẽ không bao giờ phải đi đường gồ ghề hoặc thậm chí ra ngoài xem đời sống thông thường của dân. Bà đi đến đâu, người ta chạy ra chỗ khác hoặc phải che lại, bà được bảo bọc bởi tất cả những người hộ vệ. Bà không bao giờ thấy cái gì, không bao giờ thấy đời sống của dân. Có lẽ không phải bà là hoàng hậu lạnh lùng, nhưng đời bà được bao bọc bởi quá nhiều sự che chở, quá nhiều sự dối trá và quá nhiều xa xỉ, một cách không cần thiết; đôi khi thậm chí vua và hoàng hậu cũng không biết họ đang làm cái gì. Ðiều này rất là khó. Cho nên người ta đảo chánh vua và hoàng hậu, lật đổ họ là một chuyện tất nhiên, chỉ để thay đổi luật hoặc lệnh của vua cho cuộc sống người dân dễ chịu hơn.
Vì ngày xưa, quý vị không thể nói với vua, không thể nói rằng vua sai. Ngày nay vẫn chưa được, tuy nhiên một vài tổng thống quý vị có thể nói được. Ủt nhất nó cũng tự do hơn hồi trước. Có khác một chút. Trước kia, quý vị không thể nói bất kỳ điều gì phản lại vua hay chính quyền. Chỉ làm những gì họ bảo mình làm. Ngày nay quý vị có thể nói chống lại chính quyền hoặc tổng thống, nhưng vẫn phải làm những gì họ bảo phải làm. (Mọi người cười) Thành ra cũng có sự khác biệt, "tự do ngôn luận"! Quý vị có thể nói những gì mình muốn nhưng vẫn phải làm chuyện đó! (Sư Phụ và mọi người cười) Thật ra cũng không khác nhau gì mấy, nhưng có thể khi nói ra, người ta cảm thấy: "Ồ, tôi có tự do. Ủt nhất tôi cũng được nói." Nói ra cho đỡ ngột ngạt, để dù phải làm, họ cũng không cảm thấy bị áp bức nhiều. Ðó cũng là một vấn đề.
Tôi có kể quý vị nghe chuyện cười về người Nga chưa? Một người Mỹ đến nước Nga du lịch, ngắm cảnh. Ở đó ông thấy nhiều cảnh sát chìm, và dân chúng e sợ, không cười. (Hồi trước như vậy, bây giờ như thế nào thì tôi không biết). Người Mỹ đó nói: "Có chuyện gì vậy?" Ông hỏi người bạn: "Chuyện gì đó? Anh không dám nói gì cả. Bên Mỹ, chúng tôi được chỉ trích tổng thống và chính phủ bất cứ lúc nào chúng tôi muốn. Chúng tôi được tự do chỉ trích họ bất cứ khi nào, về bất kỳ chuyện gì." Nghe vậy, người bạn Nga nói: "ừ, ở đây chúng tôi cũng được tự do chỉ trích chính phủ Mỹ và tổng thống Mỹ bất cứ lúc nào." (Sư Phụ và mọi người cười, vỗ tay).
Hồi trước có lần tôi kể quý vị nghe chuyện một dĩa bay đáp xuống nước Âu Lạc. Ðó là vào khoảng bôn ngàn năm về trước. Người đàn ông đó phải cứu nước Âu Lạc trong thời điểm đó. Ông là một người ngoại tinh, rất nhỏ, nhưng ông làm cho ông ta to lớn và dũng mãnh. Ông cưỡi một con ngựa lửa và bay lên trời. Chỗ nào con ngựa đó đạp chân lên, chỗ đó bị một vết trũng tròn trên mặt đất. Ðó là loại ngựa gì vậy? Chắc là một loại ngựa banh, tất cả tròn như vậy. Thành thử, dù đó là cái gì đi nữa, nó cũng không giống như con ngựa. Hơn nữa, đó là ngựa sắt hai bên phát ra lửa. Lửa đi tới đâu thiêu hủy hết kẻ thù tới đó. Tất cả đều chết. Không một cái gì chống lại nổi con ngựa đó và ngọn lửa phát ra từ con ngựa. Cái này nghe giống như dụng cụ thời nay, giống như súng lửa hoặc dĩa bay.
Thời đại này, chúng ta luôn luôn tưởng rằng mình văn minh lắm, rằng mình đã khám phá ra tất cả và mình biết rất nhiều. Nhưng thật ra chúng ta nên đọc qua đọc lại lịch sử để khiêm tốn hơn -- không phải để buồn mà để cảm thấy thêm hy vọng. Nếu thời xưa, loài người đã đạt tới tuyệt đỉnh văn minh như vậy, thì chúng ta cũng sẽ có thể làm vậy được nữa trong tương lai. Nhưng có một bài học cần phải học: Ðó là chúng ta không nên lạm dụng khả năng thông minh. Quan trọng nhất là chúng ta phải huấn luyện trong tâm một sự vững vàng về luân thường đạo lý, tiêu chuẩn đạo đức, những lý tưởng cao thượng, tình thương và lòng từ bi. Lúc đó phát minh ra loại máy gì, dù nó có nguy hiểm đi nữa, cũng không sao. Chúng ta có thể biến nó thành một cái máy hòa bình để phụng sự nhân loại và để xúc tiến văn minh thay vì phá hủy lẫn nhau. Hy vọng chúng ta sẽ học. (Vỗ tay).
Trang trước
Mục Lục