T ư ờ n g      t r ì n h     đ ặ c      b i ệ t
Kịch nghệ nối nhịp cầu
giữa các quốc gia


Do ban báo chí Ba Lê (nguyên văn tiếng Anh)
Cửa vào và phía bên ngoài tòa nhà UNESCO
Ngày Kịch nghệ Thế giới năm nay là một cuộc lễ hội đặc biệt, được tổ chức tại trung tâm của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO) tại Ba Lê, Pháp Quốc. Cuộc lễ tụ họp nhiều nhân vật đến từ khắp nơi trên thế giới, lần đầu tiên được gia trì bởi sự hiện diện của Thanh Hải Vô Thượng Sư, do lời mời của Giám đốc Viện Kịch nghệ Quốc tế1 (International Theatre Institute - ITI) Phi Luật Tân – Cecile Guidot-Alvarez. Ðài Truyền hình Vô Thượng Sư đã được đặc ân quay phim buổi lễ vào ngày 27 tháng 3, Kim niên 4 (2007), để chiếu trực tiếp truyền hình, và phỏng vấn các nhân vật quan trọng.

Buổi lễ thật sự bắt đầu từ ngày 26 tháng 3, các thành viên ITI từ một số lớn quốc gia đã tụ họp lại để bàn luận về đề tài "Kịch nghệ và Phát triển". Tiếp theo là buổi họp mặt chiều ngày 27 tháng 3, với chủ đề "60 phút Thuyết Phục". Từ năm 1970, UNESCO đã nối nhịp cầu giữa kịch nghệ và sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia. Một số những dự án thành công nhất của UNESCO là đem các nghệ sĩ từ những nhóm đang xung đột đến với nhau, trong những buổi học tu nghiệp tổ chức tại những quốc gia trung lập (dự án được phát triển tại Ai Cập, Bangladesh, Cyprus, Sudan, v.v...); giúp đỡ những thanh thiếu niên bị cách ly xã hội và tật nguyền, bằng cách giúp cho họ có được những khả năng kịch nghệ chuyên nghiệp (dự án phát triển tại Phi Luật Tân); và thông tin về những chủ đề như HIV/AIDS, hoặc thúc đẩy sự bình đẳng nam nữ (dự án phát triển tại những vùng quê xa xôi cũng như là những vùng đô thị của Burkina Faso, Senegal và Mễ Tây Cơ).

Thanh Hải Vô Thượng Sư là khách đặc biệt trong các buổi họp này, Ngài được giới thiệu làmột nghệ sĩ và nhà từ thiện. Cảm động bởi những phương cách tế nhị và thân thiện hầu giải quyết một số những vấn đề cấp bách của nhiều xã hội tại các quốc gia, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã bày tỏ sự ủng hộ hết lòng và gia trì của Ngài, và cống hiến quà tặng cho mỗi thành viên – những ấn bản lộng lẫy các họa phẩm và nhạc phẩm của Ngài.

Thanh Hải Vô Thượng Sư được mời làm khách đặc biệt cho Ngày Kịch nghệ Thế giới 2007


Quốc vương Tiến sĩ Sultan bin Mohammed Al Qasimi, vua nước Sharjah.
Diễn viên, đạo diễn và giáo sư kịch nghệ người Ai Cập Saad Abdul Rahman Qartash lãnh giải Sharjah từ Quốc vương Tiến sĩ Sultan bin Mohammed Al Qasimi, vua nước Sharjah.


Buổi lễ quan trọng nhất đã được tổ chức vào tối ngày 27 tháng 3, với sự tham dự của những nhân vật trong kịch nghệ và chính trị có liên quan đến kịch nghệ trên khắp thế giới. Như một cử chỉ biểu lộ lòng kính trọng và cảm kích, bài diễn văn năm nay được dành cho Quốc vương Tiến sĩ Bin Mohammed Al Qasimi, thành viên Hội đồng Tối cao Vương quốc Ả Rập Thống nhất, vua nước Sharjah. Quốc vương đã đích thân viết và đọc Thông điệp Quốc tế được biên soạn mỗi năm bởi một nghệ sĩ hay một người nổi tiếng trong nghệ thuật. Bài đọc được phiên dịch sang 20 ngôn ngữ, ấn hành trong hàng trăm tờ báo, và được đọc trước hàng ngàn buổi trình diễn kịch nghệ. Hoàng thân đã sử dụng cơ hội đặc biệt này để bày tỏ cảm tưởng riêng tư của ngài đối với kịch nghệ, niềm đam mê của ngài với kịch nghệ từ thuở nhỏ, và sau đó đã tiết lộ sự hiểu biết sâu xa của ngài về sức mạnh của kịch nghệ. Ngài đã khám phá mặt tâm linh của nghệ thuật, và cho biết: "Kịch nghệ thấm nhập sâu xa vào linh hồn nhân loại, và mở ra những kho tàng bí ẩn nằm sâu trong tâm khảm con người", và vị trí của kịch nghệ trong xã hội là "một dụng cụ đoàn kết, để nhân loại ban rải tình thương và hòa bình". Các đại biểu quốc tế đã lắng nghe thông điệp này với sự chú ý tuyệt đối và bày tỏ sự đồng ý qua những tràng pháo tay vang dội. Sự tán thưởng nồng nhiệt của khán giả cũng theo sau lời tuyên bố người đoạt Giải Sharjah Thường niên2, về sự đóng góp cho văn hóa Ả Rập, được đặt dưới sự bảo trợ của Quốc vương. Năm 2007, giải này được trao cho người kịch sĩ, đạo diễn và giáo sư kịch nghệ người Ai Cập Saad Abdul Rahman Qartash. Sinh năm 1924, sự nghiệp nổi bật này đã đưa ông đến với thế giới kịch nghệ, phim ảnh, truyền hình và truyền thanh, và từ năm 1971, ông là giảng viên Viện Kịch nghệ. Ông bày tỏ mơ ước sẽ được tiếp tục làm việc này cho đến cuối đời.

Tất cả các tham dự viên đã tụ họp để giải khát và chuyện trò trao đổi sau buổi lễ. Không màng đến sự khác biệt quốc gia, tôn giáo và văn hóa, trong phòng cử tọa chỉ có bầu không khí kính trọng sâu xa và ngưỡng mộ đối với nhau. Thanh Hải Vô Thượng Sư uy nghi trong y phục và cử chỉ trang nghiêm của Ngài. Ngài xuất hiện trong bộ y phục Ả Rập lộng lẫy, như là đến từ thế giới kỳ diệu của "Ngàn lẻ một đêm", và bày tỏ tình thương sâu xa đến tất cả mọi người. Mọi người không khỏi cảm động trước sự cúi đầu và chào đón của Ngài theo phong tục của họ. Nhiều người được phỏng vấn đã hỏi một cách ngạc nhiên: "Vị phụ nữ thanh lịch này là ai vậy?" Ngài là đại sứ của hòa bình và thông cảm, máy quay phim của Ðài Truyền hình Vô Thượng Sư đã thâu nhận để truyền đi khắp thế giới.

Buổi tối này là điển hình của niềm vui và sự hòa hợp. Hy vọng rằng tinh thần này sẽ thấm nhập trái tim của tất cả mọi chúng sinh, và xây dựng nền tảng vững chắc cho một thời đại Hoàng Kim mới.  


Vào ngày 26 tháng 3, Sư Phụ đã tham dự cuộc họp mặt của các thành viên ITI đến từ một số lớn quốc gia. (Từ phải sang trái) Ông H. Byrgesen, giám đốc ITI Ðan Mạch; bà Cecile Guidote- Alvarez, giám đốc ITI Phi Luật Tân; Thanh Hải Vô Thượng Sư; ông Manfred Beilhartz, giám đốc Hội đồng Ðiều hành ITI, UNESCO; bà Jennifer Walpole, giám đốc điều hành kiêm tổng thư ký ITI, UNESCO; ông Ramendu Majumdar, phó giám đốc Ban chấp hành ITI, UNESCO
Sư Phụ và ông Ramendu Majumdar
Sư Phụ và bà R.S. Rantala, giám đốc của ITI Phần Lan
Sư Phụ và ông Jean Dreze, thành viên ITI từ Bỉ
Buổi họp "60 Phút Thuyết phục – Kịch nghệ và Phát triển" tại Phòng hội thảo của UNESCO
(Từ phải sang trái) Ông Manfred Beilhartz; ông M. Fuad Ali Mahdi, giám đốc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council - GCC) văn phòng ITI; Thanh Hải Vô Thượng Sư; bà Cecile Guidote- Alvarez
Pierre Guingane, phó giám đốc Hội đồng Chấp hành ITI, UNESCO; Ông Il Soo SHIN, giám đốc ITI Hàn Quốc; Thanh Hải Vô Thượng Sư; bà Cecile Guidote- Alvarez.
(Từ trái sang phải) Ông M. Fuad Ali Mahdi; Quốc vương Tiến sĩ Sultan bin Mohammed Al Qasimi, vua nước Sharjah; bà Cecile Guidote-Alvarez; Ðại sứ Phi Luật Tân tại Pháp; Thanh Hải Vô Thượng Sư.
(Từ trái sang phải) Bà Cecile Guidote-Alvarez; Thanh Hải Vô Thượng Sư; Phu nhân Stephanie Regner, Thư ký ITI, UNESCO
Thanh Hải Vô Thượng Sư và các thành viên ITI Ai Cập
Thanh Hải Vô Thượng Sư và bà Jennifer Walpole
Từ trái sang phải) Bà Faynia Williams FRSA, giám đốc ITI Anh Quốc; Thanh Hải Vô Thượng Sư; ông Samiha Ayoub, giám đốc ITI Ai Cập.
Thanh Hải Vô Thượng Sư và ông Ali Mahdi, giám đốc ITI Sudan


Chú thích:

1.  Viện Kịch nghệ Quốc tế – một tổ chức phi chính phủ được thành lập tại Prague năm 1948 bởi UNESCO, để khuyến khích sự trao đổi quốc tế trong ngành kịch nghệ, để từ đó củng cố hòa bình giữa các quốc gia.
2.  Giải thưởng Sharjah cho sự Sáng tạo Kịch nghệ – dưới sự bảo trợ của Quốc vương, được trao tặng hàng năm cho một nghệ sĩ từ một quốc gia Ả Rập đã đóng góp lớn lao cho nghệ thuật kịch nghệ trong quốc gia họ và trong thế giới Ả Rập.